Đăng nhập
SỐNG TỈNH, QUYẾT NHANH, HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT

7 nguyên tắc sống của Đại bàng
Lượt xem: 2006

 

Nguyên tắc 1: Đại bàng bay một mình ở tầm rất cao

Đại bàng không bay cùng chim sẻ và các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời. Đối với đại bàng, các loài chim sẻ, quạ… làm cản trở đường bay của. Đại bàng chỉ bay với đại bàng khác.

 

Nguyên tắc 2: Tập trung vào con mồi dù khoảng cách ở rất xa

Vừa bay ở độ cao vượt trội, đại bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm đại bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.

 

Nguyên tắc 3: Không ăn những thứ cũ, đã chết

Khác với kền kền – là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.

 

Nguyên tắc 4: Ưa thích bão

Khi những đám mây xám xịt kéo đến, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây… thì đại bàng lại bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức gió của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không phải là điềm dữ mà là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời.

 

Nguyên tắc 5: Đại bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác

Đại bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác, ngay kể cả với bạn đời. Khi một con đại bàng cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con cái bay xuống mặt đất cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung, khi đạt đến một tầm cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do và con đực sẽ đuổi theo cành cây này. Con đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do, bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con đại bàng cái. Con đại bàng cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con đại bàng cái được đảm bảo rằng con đại bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này thì con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.

 

Nguyên tắc 6: Thúc đẩy con cái phát triển tự lập

Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, đại bàng đực và cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm. Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mắt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ. Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ.

Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi.

Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ. Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ. Đại Bàng mẹ lại đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được.

 

Nguyên tắc 7: Sẵn sàng thay đổi để mạnh mẽ

Trong thế giới loài chim, đại bàng là loài có tuổi thọ lâu năm nhất. Chúng có thể sống đến 70 tuổi.

Ở tuổi 40, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng đã bắt đầu lão hóa và không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu, gần như chạm ức. Đôi cánh trở nên nặng nề và già cỗi, bởi bộ lông vũ của nó vừa dài vừa dày làm tiêu tốn rất nhiều sức lực khi nó cất cánh.

Lúc này, đại bàng chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là nằm chờ chết hoặc là phải trải qua một quá trình thay đổi vô cùng đau đớn kéo dài 5 tháng trời. Chúng phải làm một chiếc tổ mới trên đỉnh núi. Đầu tiên, đại bàng sẽ đập mỏ vào vách núi đá cho đến khi mỏ của nó gãy rời, sau đó yên lặng chờ đợi cho đến khi mỏ mới mọc dài ra. Rồi nó sẽ dùng cái mỏ mới nhổ hết từng cái móng vuốt cũ của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết đi những chiếc lông vũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể bắt đầu những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và tiếp tục hành trình dũng mãnh thêm 30 năm nữa.

eagle


6 phẩm chất đáng học hỏi từ Sói


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

phm2019

Phan Hùng Mạnh

cool 098.887.0011 money-mouth

hungmanhxnk@yahoo.com

Cấu hình RSS2 để sử dụng chức năng này

Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sống
Giáo dục con
Clips for life
Suy ngẫm
Sức khỏe

2019_us_dollar_1m

Tự tạo website với Webmienphi.vn