Câu chuyện thứ nhất.
Có thí nghiệm như sau: Cho hai con chuột bạch vào trong thùng đựng nước, chúng sẽ ra sức vùng vẫy để tìm cách thoát thân, thời gian chúng duy trì khoảng 8 phút. Nhưng khi chúng vùng vẫy được 5 phút thì bỏ vào một cái ván để chúng trèo lên. Vài ngày sau người ta lại tiếp tục cho hai con chuột bạch vào thùng nước như lần trước, lần này kết quả thật kinh ngạc: hai con chuột có thể duy trì thời gian vùng vẫy 24 phút, gấp 3 lần so với mức trước đây.
Người ta kết luận: lần sau hai con chuột kéo dài thời gian được nhiều hơn lần đầu như thế là nhờ sức mạnh tinh thần, chúng tin rồi sẽ có tấm ván giúp chúng thoát thân. Loại sức mạnh tinh thần này chính là tâm lý tích cực, nói cách khác tâm lý hy vọng vào một kết quả tốt đẹp sẽ đến.
Câu chuyện thứ hai.
Có một bầy chuột tổ chức một cuộc thi leo trèo, đích đến là đỉnh một tháp vô cùng cao. Cả bầy chuột xúm quanh cái tháp xem trận thi đấu và cổ động. Trận đấu bắt đầu.
Thực tế, cả bầy chuột không con nào tin những con chuột nhỏ bé có thể trèo được tới đỉnh cái tháp cao như thế, chúng xôn xao bàn tán: “Khó quá!! Chắc chắn không ai trèo tới đỉnh được!”, “Tuyệt đối không thể thành công, tháp quá cao!”.
Những lời này làm các con chuột bắt đầu nhụt chí, cuối cùng chỉ còn có mấy con vẫn cố gắng leo lên. Đám chuột cổ động tiếp tục la hét: “Khó lắm!! Không ai đủ sức leo lên được đâu!”. Càng lúc càng thêm nhiều con chuột mỏi mệt và bỏ cuộc. Nhưng có một con vẫn tiếp tục không ngừng cố gắng leo lên, có vẻ như nó chưa bao giờ có ý từ bỏ.
Cuối cùng, khi tất cả những con chuột khác đều từ bỏ cuộc thi thì chỉ còn mình nó, sau bao công sức cuối cùng cũng lên đỉnh tháp và giành chiến thắng.
Đương nhiên câu chuyện sau đó là tất cả các con khác đều muốn biết bí quyết thành công của nó, một con chạy lên trước hỏi nó lấy sức đâu để hoàn thành được hành trình? Thế rồi bọn chuột phát hiện: thì ra con chuột chiến thắng bị điếc.
Những người có thói quen nhìn vấn đề tiêu cực chỉ làm tiêu tán ước mơ và hy vọng tốt đẹp của bạn! Hãy luôn ghi nhớ những lời nói mà bạn nghe giúp mình tràn đầy năng lượng, vì tất cả những gì bạn nghe được hoặc đọc được đều ảnh hưởng đến hành vi của bạn.
Người gửi / điện thoại
Tách trà của nhà sư và câu chuyện buông bỏ.
Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên và bỏ xuống chuyện của chính mình.
Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông! Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
-Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng. Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong. Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi! Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
|
Phan Hùng Mạnh 098.887.0011 hungmanhxnk@yahoo.com |
|
Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sốngGiáo dục con Clips for life Suy ngẫm Sức khỏe |