Ở Việt Nam rất ít bậc phụ huynh được trang bị kiến thức để giáo dục con một cách khoa học. Thường thì chỉ giáo dục con theo những phương thức truyền thống dựa trên cảm tính bản thân như la mắng, roi vọt…
Làm sao một đứa trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu phải làm được như những người đã 30 - 40 tuổi!?
Vậy mà có nhiều phụ huynh hành xử, nói năng với trẻ như thể chúng bằng mình, gây ảnh hưởng trầm trọng đến phát triển tâm lý, trí tuệ của đứa trẻ.
Dưới đây là những câu nói rất…
1. Cút khỏi nhà ngay
Gia đình là tổ ấm, là nơi nương tựa duy nhất của trẻ em. Vậy khi bị cha mẹ đuổi đi thì chúng biết đi đâu, làm gì khi mới vài tuổi đầu?
Cha mẹ thì chỉ đơn giản là la mắng cho hả giận nhưng còn đứa trẻ thì sao? Nhỏ thì chỉ biết khóc lóc tủi thân và sống trong tâm trạng bất an vì có thể bị đuổi ra khỏi nhà bất cứ lúc nào. Lớn thì khăn gói ra đi vì lòng tự trọng bản thân và cứ đi mà không biết đi về đâu, miễn sao ra khỏi nhà.
Hậu quả cuối cùng là gì? Ai gánh chịu?
2. Con thấy không, chỉ tại hôm qua con làm gãy cánh quạt mà hôm nay mẹ cứ phải quạt tay thế này
Người ta nói “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, chuyện đã xong rồi, lỗi đã xử rồi thì thôi. Nhưng rất nhiều phụ huynh có tật xấu là cứ mỗi khi gặp chuyện gì không hài lòng lại đem những lỗi trong quá khứ của đứa trẻ ra để đay nghiến.
Điều này làm đứa trẻ bị tổn thương tâm lý trầm trọng và hình thành nỗi sợ hãi không dám làm, không dám chơi vì nếu mắc lỗi sẽ bị cha mẹ bêu giễu suốt đời.
Đứa trẻ đó sẽ lớn lên như thế nào?
3. Cho mày ăn học bao nhiêu tiền của mà chẳng ra sao cả
Việc cho con ăn học là nghĩa vụ của cha mẹ hay là một hình thức kinh doanh? Khi nghe cha mẹ kể công như vậy đứa trẻ còn cảm nhận được tình thương của cha mẹ không, còn tôn trọng cha mẹ không? Hay là chúng bắt đầu tính công nuôi dưỡng để lớn lên kiếm tiền trả lại cho cha mẹ chúng.
Và tổn hại nhất là chúng không còn hứng thú với việc học hành nữa vì chúng coi đó là món nợ đời của chúng.
4. Bằng tuổi nhưng con người ta biết giúp cha mẹ đủ việc, con mình thì vô tích sự
Đứa trẻ sẽ nghĩ gì? Sao cha mẹ không đổi con cho họ? Sao cha mẹ không được như cha mẹ của đứa bạn kia?
Trẻ con phát triển lúc này lúc kia, cha mẹ cứ lúc nào cũng “đứng núi này trông núi nọ” bắt con mình cái gì cũng tốt hết thì nó đâu còn là người thường nữa. “Nhân vô thập toàn”, tại sao cha mẹ không nhìn ra những cái tốt của con mình, những điều mà những phụ huynh khác mong muốn ở con họ, mà cứ soi mói những nhược điểm của con mình. Làm như vậy đứa trẻ lúc nào cũng cảm thấy mình là đồ bỏ đi vì đứa bạn nào cũng sẽ có điểm tốt hơn nó.
Đứa trẻ tội nghiệp như vậy có muốn tiếp tục cuộc sống không?
5. Thời cha mẹ phải khổ cực đủ đường nào là … bây giờ các con đầy đủ điều kiện …
Ai dám nói trẻ con bây giờ sung sướng. Trẻ con hồi xưa học ngày 4 tiếng, có sân chơi thỏa thích, trẻ em ngày nay học ngày 12 tiếng, không có chỗ để vui chơi, chỉ quanh quẩn ở nhà rồi lại đến trường, sướng không?
Thời xưa khổ vì 3 thiếu “thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu học”, còn thời nay khổ vì đã có ăn, có mặc, có học. Thời xưa chỉ cần ăn cho no bụng, thời nay ăn đâu chỉ để no mà phải phát triển chiều cao, trí não, tránh bị ngộ độc… Thời xưa cùng nhau mặc áo vá chả ai cười ai, thời nay mặc quần áo lành lặn, ấm áp có khi còn bị mọi người nhìn ngắm như người ngoài hành tinh. Thời xưa chỉ cần học để biết đọc, biết viết, biết tính toán, thời nay học ở Việt Nam nhưng phải biết tận bên Mỹ hiện ra sao, học một bằng không đủ phải 2, 3 bằng mới xin được việc làm. Thời xưa làm gì có chuyện học sinh tự tử, nhưng thời nay thì quá nhiều vì chúng không chịu nổi áp lực cuộc sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Vậy thời nào khổ, thời nào sướng? Đứa trẻ sẽ thầm nghĩ trong đầu “ước gì con được sống thanh thản, vui vẻ như thời ấu thơ của cha mẹ”.
6. Không đạt điểm cao thì đừng có ăn cơm
“Trời đánh còn tránh miếng ăn” mà sao có nhiều phụ huynh lại nhẫn tâm vậy? Bữa ăn mà tạo áp lực cho đứa trẻ thì liệu nó có nuốt nổi cơm không, có lớn lên được bằng các bạn không?
Tệ hơn cả là chứng bệnh thành tích luôn quanh quẩn những người cha mẹ này. Họ không quan tâm con họ học ra sao, sáng tạo như thế nào mà chỉ cần điểm số cuối cùng là bao nhiêu. Như vậy thay vì đứa trẻ sáng tạo, cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp học mới thì nó phải tìm nhiều cách học đối phó để có được điểm cao mang về cho cha mẹ, nhưng đằng sau điểm số đó là một cái đầu rỗng tuếch.
Bạn muốn con mình là một đứa trẻ biết cách học rồi lớn lên làm chủ hay một đứa trẻ luôn đạt điểm cao trong học tập để lớn lên đi làm thuê cho những người học trung bình?
7. Đừng mơ mộng hão huyền con ơi
Vì sao Mỹ rất nhiều nhân tài nhưng Việt Nam tìm không ra? Bởi vì bên Mỹ nhìn những người “điên” là nhân tài còn Việt Nam nhìn nhân tài là người điên. Người nghèo thì tư duy cũng nghèo, lúc nào cũng chỉ ôm lấy cái tư tưởng phải đi 'cày' thuê để kiếm 3 bữa cơm qua ngày. Như vậy là sống hay tồn tại?
Đứa trẻ nào ngay từ nhỏ cũng có những ước mơ rất cao sang, nhưng ở Việt Nam, càng lớn lên thì ước mơ càng nhỏ lại, thậm chí bị dập tắt ngay từ nhỏ bởi cha mẹ luôn “dạy” rằng “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa đi quét lá đa”.
8. Tao đập chết mày bây giờ
Có người cha người mẹ nào dám làm điều mình nói trên không? Hổ dữ còn không ăn thịt con mà!
Đứa trẻ lần đầu tiên nghe vậy thì cũng rất sợ. Nhưng lâu dần câu hù dọa cứ lặp lại mà không thấy ai thực hiện thì đứa trẻ còn sợ không, còn tin vào những gì cha mẹ nói không?
Hơn nữa, nói chuyện với con cái mà xưng “mày – tao” thì thử hỏi cha mẹ sẽ dạy con phải lễ phép, lịch sự như thế nào. “Mày – tao” có nghĩa là những người bằng vai phải lứa chứ đâu phải cha mẹ - con cái. Vậy thì việc gì đứa trẻ phải sợ sệt nghe lời những người bằng vai phải lứa.
9. Biết như thế này tao bóp chết mày từ khi mới lọt lòng
Đứa trẻ nghĩ gì? “Sao cha mẹ lại nhẫn tâm để con sống đến tận bây giờ”.
Tại sao khi đứa trẻ mới chào đời dễ thương, là niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ, là nguồn động viên an ủi để cha mẹ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thì đến lớn lên cha mẹ lại nói những lời cay độc như thế?! Đứa trẻ có thật sự đáng phải chết một cách tàn nhẫn như vậy không?
10. Tao không có đứa con như mày
Đây là 'gáo nước lạnh' tâm lý đổ lên đầu đứa trẻ. Sau khi nghe chúng sẽ tự hỏi “vậy mình con ai?”, “mình đáng bị ruống bỏ đến như vậy sao?”, “cuộc đời mình sau này sẽ ra sao đây?”, “tại sao bấy lâu nay mình cứ phải gọi mấy người này là cha mẹ?”…
Vậy từ đây tình cảm mẫu tử, phụ tử có còn đằm thắm trong tim đứa trẻ nữa không?
Giáo dục con trước hết phải giáo dục cha mẹ. Cha mẹ phải dùng tình thương yêu và trí tuệ của mình để giáo dục con thì con cái sẽ trưởng thành và thành đạt. Nếu chỉ vì thiếu kiến thức mà cứ giáo dục con theo kiểu thỏa mãn cơn giận bản thân trước thì đứa trẻ lớn lên cũng chỉ là một người vô tích sự như cha mẹ nó vậy!
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
|
Phan Hùng Mạnh 098.887.0011 hungmanhxnk@yahoo.com |
|
Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sốngGiáo dục con Clips for life Suy ngẫm Sức khỏe |