Đăng nhập
SỐNG TỈNH, QUYẾT NHANH, HÀNH ĐỘNG DỨT KHOÁT

Ngọn sóng vô minh
Lượt xem: 2103

Ngồi trên bờ biển, ngắm nhìn từng đợt sóng cứ bùng lên rồi lại tụt xuống, tôi chợt nhận ra nhiều điều thú vị về sự sống.

Những ngọn sóng này không nhận ra bản chất của chúng là nước. Chúng bắt nguồn là nước trong lòng đại dương, gặp sức gió đẩy chúng được thổi vào bờ và trở thành những ngọn sóng. Vào đến bờ, chúng yếu dần và tan rã thành nước rồi lầm lũi quay trở lại biển. Sau đó, gặp gió chúng lại trở thành những ngọn sóng dữ tợn ập vào bờ.
Cứ tiếp tục như vậy, chúng không thể thoát được kiếp sóng, cứ ào lên rồi lại chìm xuống, bởi chúng luôn lầm tưởng rằng mình chính là sóng. Đó là những ngọn sóng vô minh.
Đến một ngày, có vài ngọn sóng hiểu ra rằng chúng không phải là sóng, chúng chỉ tạm thời mang hình hài của sóng, chúng chính là nước trong lòng đại dương, khi đó, chúng sẽ làm một kiếp sóng cuối cùng trước khi quay trở về đại dương mãi mãi.

Từ những con sóng, tôi suy ngẫm về kiếp người.
Con người từ đâu mà ra? Con người có phải chỉ là cái thân xác nhỏ bé đó hay không? Con người có thể làm gì để 'vượt thoát' khỏi kiếp người???


doi-nguoi

Đời người thực chất là một chuỗi của những ngu dốt và đau khổ, Phật giáo gọi là vô minh.
Cái ngu, cái khổ đầu tiên là bị sinh ra để làm một con thú vô tri vô giác, ngoài tiếng khóc bản năng thì chả biết gì.
Lớn dần lên thì bị nhồi vào sọ những kiến thức, những giáo lý, những chuẩn mực xã hội để rồi cứ thế mà sống ‘đóng khung’ trong những thứ đó như một con robot được lập trình. Cuộc sống tù đày trong chính cái mớ kiến thức, đức tin đó mà người ta gọi là có giáo dục. 🤓
Ở cái tuổi tự nhận là trưởng thành thì phải ghép đời cùng một nhân vật nữa gọi là người hôn phối. Lúc này, cuộc sống viên mãn bị giảm đi một nửa nhưng người ta lại nghĩ đó là hạnh phúc nhân đôi.
Rồi lại thêm một cục vô minh nữa ra đời từ cái “hạnh phúc nhân đôi” đó. Cuộc sống an nhiên chỉ còn 1/3, nhưng người ta lại cho rằng thêm một cấp độ hạnh phúc. Và cứ thế … 😞
Bản chất mọi mối quan hệ ràng buộc cha-mẹ-con, anh-chị-em, vợ-chồng, … chỉ là sự trả nợ. Nợ nghiệp. Cái nghiệp từ kiếp trước còn quấn lấy nhau nên kiếp này phải trả cho xong. Tuy nhiên, bài đã chia thì phải chấp nhận, quan trọng là chơi thế nào cho đừng vỡ nợ. Trong chơi bài, thua thì nợ tiền, thắng thì nợ một cuộc chơi tiếp, tất cả đều là nợ, là thua.
Và cứ mải mê dốc sức, cố gắng để cho được hơn người này, vượt người kia, rồi đến lúc nằm trong quan tài thì lại bằng nhau hết. yell

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

phm2019

Phan Hùng Mạnh

cool 098.887.0011 money-mouth

hungmanhxnk@yahoo.com

Cấu hình RSS2 để sử dụng chức năng này

Mục nào bạn thích nhất trong website này?
Nghệ thuật sống
Giáo dục con
Clips for life
Suy ngẫm
Sức khỏe

2019_us_dollar_1m

Tự tạo website với Webmienphi.vn